Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý chất thải với
các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà.
Theo nhận định của Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến
phức tạp tại các địa phương trên toàn quốc. Số trường hợp mắc COVID-19 tăng cao
đặc biệt trong thời gian từ sau Tết Nguyên đán, phần lớn số ca mắc thường không
có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhẹ nên được thực hiện việc quản
lý, cách ly, theo dõi tại nhà, nơi lưu trú.
Để tăng cường quản lý chất thải phát sinh từ các trường hợp F0
đang quản lý tại nhà, Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp tăng
cường vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo kịp
thời và an toàn phòng, chống dịch.
F0 điều trị tại nhà được quản lý sức khoẻ, theo dõi nhiệt độ... Ảnh minh họa
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp UBND cấp tỉnh kiểm tra
việc vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 theo thẩm
quyền, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và
đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện quản lý chất thải phát sinh đối với
các trường hợp F0 đang quản lý tại nhà.
Cụ thể như: Xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải phát sinh đối với các trưởng hợp F0 đang quản lý tại nhà trên địa bàn.
Ngoài ra, các đơn vị phải hướng dẫn việc phân loại chất thải.
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại
nhà (bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá
nhân của người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 thải bỏ được coi là chất thải lây
nhiễm.
Các chất thải này phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên
ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ “Chất thải có nguy cơ chứa
SARS-CoV-2".
Các loại chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực khác của nhà
có người F0 thực hiện phân loại theo hướng dẫn của địa phương để đưa đi xử lý
theo quy định.
Các địa phương tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, bố
trí người thu gom các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm của các F0 được quản
lý tại nhà để đưa đến nơi lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp
do địa phương lựa chọn để xử lý theo quy định.
Trong quá trình thu
gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải
đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải làm phát tán mầm bệnh ra bên
ngoài.
Nguồn:
báo SKĐS
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.